Tunisia là một đất nước có truyền thống lâu đời về bóng đá. Trong lịch sử nền túc cầu thế giới, đội tuyển này đã giành được khá nhiều danh hiệu nổi bật. Nơi đây từng sản sinh ra nhiều chân sút xuất sắc và tài năng hàng đầu thế giới. Chính vì lý do đó, vị thế của quốc gia này trong nền bóng đá là rất đáng gờm. Vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia nhé!
Khám phá đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia
Là một cường quốc phát triển về bóng đá, chắc hẳn Tunisia có rất nhiều thành tích nổi bật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cơ bản về đội tuyển quốc gia này nhé!
Vài nét về đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia
Theo tin tức bóng đá, đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia hay còn có cái tên trong tiếng Pháp là Équipe de Tunisie de football . Đội bóng này đại diện cho Tunisia ở giải bóng đá nam quốc tế. Tunisia là thành viên của cả FIFA, CAF và Liên đoàn bóng đá châu Phi. Đội tuyển quốc gia này được quản lý bởi Liên đoàn bóng đá Tunisia.
Thường được người hâm mộ gọi là Đại bàng Carthage, màu sắc chủ đạo của đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia là đỏ và trắng. Và đại bàng chính là biểu tượng của đội. Hầu hết các trận đấu trên sân nhà của Tunisia đều được diễn ra tại Stade Olympique de Radès Radès từ năm 2001. Ông Jalel Kadri trở thành huấn luyện đội từ ngày 30 tháng 1 năm 2022.

Tunisia là một trong những đội tuyển quốc gia châu Phi chuyên nghiệp và có vị thế nhất trong bóng đá quốc tế. Họ đã giành được một Cúp bóng đá châu Phi với tư cách là chủ nhà vào năm 2004 . Đội tuyển này đã tham dự sáu Giải vô địch bóng đá thế giới và hai mươi mùa giải Cúp các quốc gia châu Phi. Đồng thời, họ đã từng tham gia bốn kỳ tổ chức của giải đấu bóng đá Thế vận hội.
Đừng bỏ lỡ các bài viết tin hot câu lạc bộ:
- Câu lạc bộ Qatar – Đội bóng đỉnh cao của Trung Đông
- Al-Nassr cầu thủ nào nổi bật? Những cầu thủ tiềm năng của đội bóng
Sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia
Từ năm 1956 đến 2001, sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia là Sân vận động Chedly Zouiten với sức chứa là 18.000 chỗ ngồi. Nơi đây cũng từng tổ chức Cúp bóng đá châu Phi 1965, 1994 và Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 1977. Không lâu sau đó, sân nhà của đội bóng này được thay thế sau khi xây dựng Sân vận động El Menzah (45.000) vào năm 1967 cho Thế vận hội Địa Trung Hải 1967.
Trận đấu đầu tiên của Tunisia tại sân vận động EL Menzah diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1967 và chạm trán Libya . Sân vận động này đã tổ chức Giải vô địch bóng đá trẻ thế giới năm 1977 và được tân trang lại cho Cúp bóng đá châu Phi năm 1994 . Nơi đây cũng đã tổ chức AFCON 2004.

Năm 2001, Stade được khánh thành với tư cách là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia trước Thế vận hội Địa Trung Hải 2001. Nằm ở Radès , sân vận động này có sức chứa 60.000 chỗ ngồi. Trận đấu đầu tiên tại sân vận động Stade diễn ra vào ngày 7 tháng 7 năm 2001. Đó là lần tranh tài giữa Etoile du Sahel và CS Hammam-Lif trong trận chung kết Cúp Tunisia .
Đội tuyển Tunisia đã sử dụng sân vận động này cho hầu hết các trận đấu quan trọng. Bao gồm cả trận chung kết Cúp bóng đá châu Phi năm 2004 . Tunisia thường tổ chức các trận đấu của họ tại Stade Mustapha Ben Janet ở Monastir, nơi có sức chứa lên đến 20.000 người.
Ngoài ra, còn có rất nhiều địa điểm khác tổ chức các trận đấu, chẳng hạn như Sân vận động Olympic Sousse. Nơi từng tổ chức trận giao hữu giữa Tunisia và Thụy Sĩ vào tháng 11 năm 2012. Và Olympic Sousse cũng đăng cai một trận đấu ở vòng loại AFCON 2012 .
Tìm hiểu sơ qua về lịch sử của đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia
Một đội tuyển Tunisia không chính thức được thành lập vào năm 1928. Đội bóng này bao gồm các cầu thủ Tunisia xuất sắc nhất từ giải đấu hạng nhất Tunisia . Trận đấu đầu tiên được diễn ra vào ngày 11 tháng 3 năm 1928, thi đấu với đội B của Pháp và Tunisia thua 8–2. Vào năm 1957, đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia mới chính thức ra đời.

Vào tháng 2/1975, sau một thời gian làm việc với quản lý người Hungary André Nagy. Đội tuyển Tunisia đã đủ điều kiện tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới lần đầu tiên của mình vào năm 1978. Năm ấy, Tunisia sở hữu một thế hệ xuất sắc với Mokhtar Dhouib , Nejib Ghommidh , Raouf Ben Aziza và Tarak Dhiab. Và tất nhiên, họ thi đấu một cách vô cùng ấn tượng trong thời gian đó.
Sau kỳ World Cup đầu tiên ấy, phong độ của đội tuyển quốc gia này ngày càng sa sút. Họ thi đấu một cách mờ nhật và chật vật ở những giải đấu. Thành tích ấn tượng của họ ở khoảng thời gian sau đấy là vào tới vòng loại World Cup năm 1986.
Ông Henryk Kasperczak trở thành huấn luyện viên mới sau khi Tunisia tổ chức Cúp bóng đá châu Phi vào năm 1994. Tunisia đã vượt qua vòng loại AFCON 1996 và đứng thứ hai trong bảng thi đấu của họ. Với việc thi đấu xuất sắc, họ đã nhanh còng bước tới vòng chung kết. Nhưng may mắn chưa thực sự mỉm cười, họ đã thất bại ngay trước “cổng thiên đường”.

Vào tháng 9 năm 2002, Liên đoàn bóng đá Tunisia thông báo rằng họ đang hoàn tất việc ký kết hợp đồng với cựu huấn luyện viên người Pháp, Roger Lemerre. Cũng nhờ bản hợp đồng ấy, Tunisia giành được Cúp bóng đá châu Phi đầu tiên của mình. Họ cũng đã đạt được giải thưởng Đội tuyển quốc gia châu Phi xuất sắc nhất của năm bởi CAF.
Với truyền thống lâu đời và thành tích đáng kể của mình trong lịch sử. Vị thế của đất nước này trên thế giới cũng vô cùng đáng gớm. Nhưng với phong độ hiện tại, họ cần phải có nhiều bước bức phá hơn để đáp lại kỳ vọng của người hâm mộ.
Bên trên là những thông tin hay ho về đội tuyển bóng đá quốc gia Tunisia. Nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều điều hay ho khác về bóng đá, hãy theo dõi trang Xôi Lạc để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất nhé!