Đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập là một trong những đội bóng mạnh hàng đầu tại Châu Phi. Trong quá khứ, đội tuyển đã giành được rất nhiều thành công vang dội. Hãy cùng Xoilac đi tìm hiểu rõ nét hơn những thông tin về đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập.
Khái quát về đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập
Đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập còn có biệt danh khác là đội bóng của các Pharaoh, đội bóng này thuộc quyền quản lý của Hiệp hội bóng đá Ai Cập. Hiện tại, Ai Cập được xem là đội bóng thành công nhất lục địa Đen khi có số lần vô địch cúp bóng đá Châu Phi nhiều nhất.
Ai Cập là đội bóng đầu tiên trong lịch sử Châu Phi có mặt tại vòng chung kết World Cup được diễn ra lần thứ hai vào năm 1934 tại Ý. Tại giải đấu này, đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập không thể tiến sâu vào vòng trong và phải ra về ngay sau khi để thua 2-4 trước Hungary. Đội bóng cũng tham dự giải bóng đá lớn nhất hành tinh vào các năm 1990 và 2018 tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng.
Sân vận động của quốc gia Ai Cập hiện tại là sân vận động quốc tế Cairo với sức chứa lên đến 86000 khán giả. Đội bóng này đang được dẫn dắt bởi huấn luyện viên Rui Vitoria. Cầu thủ đang nắm giữ kỷ lục ghi bàn nhiều nhất cho đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập là Hossam Hassan với 69 bàn thắng.

Áo đấu để sử dụng trên sân nhà của Ai Cập có màu đỏ tươi và trên sân khách đội bóng này sử dụng áo đấu có màu trắng.
Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập
Đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập đã chứng minh mình là đội bóng số một Châu Phi khi đã gặt hái được rất nhiều thành công và giải thưởng danh giá như: 7 lần vô địch cúp bóng đá Châu Phi vào các năm 1957; 1959; 1986; 1998; 2006; 2008; 2010. 1 lần vô địch cúp Ả Rập vào năm 1992 và tấm huy chương vàng Bóng đá nam tại African Game năm 1987. Đội bóng này cũng giành được tấm huy chương đồng vào tại giải đấu này vào năm 1973.
Xem thêm những bài viết về tin hot câu lạc bộ:
-
Đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina có lịch sử như thế nào?
Thời kỳ suy thoái của đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập
Những tưởng nền bóng đá tại đất nước Pharaoh sẽ được phát triển và càng ngày càng tiến bộ. Sau World Cup 2010, thế hệ vàng của nền bóng đá nước này lại tiếp tục thất bại trong sự phấn đấu giành tấm vé tham dự giải đấu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các sự kiện khủng bố cũng khiến bóng đá Ai Cập trải qua một thời gian dài suy thoái nặng nề.
Vụ thảm sát tại Port Said
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và các chuyên gia gọi nền bóng đá Ai Cập ở thời điểm này là mớ hỗn độn không thể tách khỏi những yếu tố về chính trị. Thời điểm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng tại Port Said tròn đúng một năm sau vụ xung đột tại quảng trường Tahir do phe ủng hộ tổng thống Hosni Mubarak gây ra nhằm tấn công đến nhóm cổ động viên cuồng tín câu lạc bộ Al Ahly.
Al Ahly là câu lạc bộ bóng đá mạnh nhất Châu Phi ở thời điểm xảy ra vụ thảm sát. Chuyến làm khách trong trận đấu gặp đại kình địch của đội bóng là Zamalek trong khuôn khổ giải đấu quốc nội .
Khi hành quân đến sân vận động tại kênh đào Suez vào ngày 1/2/2012. Các dòng chữ Bọn ta sẽ giết sạch các ngươi được dán xung quanh các khán đài của sân vận động. Những lời đe dọa ác ý này đến từ đội chủ nhà AI Masry cũng phần nào đó làm giảm tinh thần của các cầu thủ câu lạc bộ AI Ahly.

Tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, Mặc dù các cầu thủ đội nhà AI Masary giành chiến thắng nhưng điều này vẫn không thể ngăn cản vụ bạo loạn đẫm máu xảy ra vào ngày hôm đó. Hàng ngàn cổ động viên của đội chủ sân lao từ trên khán đài xuống với nhiều hung khí như dao, pháo sáng..nhắm thẳng vào các cầu thủ đội bóng AI Ahly.
Các cầu thủ đội bóng và ban huấn luyện đã kịp thời vào đường hầm sân bóng để trú ẩn nhưng đối tượng khi ấy của các cổng động viên quá khích của đội chủ nhà đã chuyển sang người hâm mộ cổ vũ đội bóng này.
Các lối thoát của sân vận động vào lúc ấy đều bị bịt kín không chừa một lối ra. Hệ thống an ninh sân cỏ hoàn toàn bị buông thả tự do. Các cổ động viên của đội khách AI Ahly hoàn toàn rơi vào tấm bị kịch đẫm máu.
Theo ước tính đã có 74 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương tại Port Said. Sự kiện bóng đá này được gọi là một vết nhơ trong lịch sử bóng đá. Giải bóng đá quốc nội của quốc gia này cũng bị trì hoãn với một thời gian khoảng 2 năm.
Sự quay trở lại của Vua Châu Phi và thế hệ vàng Mohamed Salah
Việc giải bóng đá quốc nội bị trì hoãn 2 năm là một bàn đạp để cho các cầu thủ của Ai Cập có thêm nhiều cơ hội thi đấu ở nước ngoài. Theo ước tính, có hơn 11 cầu thủ trong đội hình tham dự World Cup 2018 của đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập đang thi đấu tại Châu Âu. Một trong những cầu thủ triển vọng nhất của Ai Cập vào thời điểm đó chính là Mohamed Salah.

Mohamed Salah là cầu thủ triển vọng nhất Ai Cập hiện tại
Bàn thắng của cầu thủ này trên chấm phạt đền trước cộng hòa Congo ở phút bù giờ thứ 4 là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cổ động viên đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập. Đội tuyển bóng đá này đã chính thức quay trở lại tham gia World Cup sau 3 thập kỷ chờ đợi.
Trên đây là một số thông tin vừa được khái quát về đội tuyển bóng đá quốc gia Ai Cập. Hãy theo dõi Xoilactv để biết thêm nhiều thông tin bổ ích mới về thế giới bóng đá nhé.